Móng nhà là yếu tố cực kì quan trọng, ảnh hưởng đến chi phí xây nhà, cải tạo sửa chữa như tăng trọng tải thêm tầng, nới thêm không gian đặc biệt quyết định sự kiên cố cho nền tảng nâng đỡ toàn bộ hệ thống công trình.

Móng trong công trình xây dựng có nhiều loại nhưng chủ yếu là móng cọc, móng bè, móng băng, móng đơn. Tùy theo tính chất công trình với đất xây dựng để Kĩ Sư tính toán quyết định sử dụng loại móng cho phù hợp với trọng tải công trình xây nhà. Đây là hình ảnh kết cấu để phân biệt 4 loại móng xây nhà để bạn tham khảo.

1. Móng cọc

Móng cọc là loại móng mà cọc và đài cọc, đóng hạ cọc xuống sâu các tầng đất để làm tăng khả năng chịu đựng trọng tải lớn của công trình.
Có 2 loại móng cọc:
– Móng cọc đài thấp: đài cọc nằm dưới mặt đất, được đặt sao cho lực ngang của móng cân bằng với áp lực của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu nhất.
– Móng cọc đài cao: đài cọc nằm cao hơn mặt đất, chiều sâu của móng nhỏ hơn chiều cao của cọc, chịu được cả hai tải trọng uốn nén, toàn bộ tải trọng đứng và ngang đều do các cọc trong móng chịu.

Cấu tạo của móng cọc:
– Cơ bản là 2 thành phần chính: cọc và đài cọc
– Cọc có kết cấu chiều dài lớn so với bề rộng tiết diện ngang, được đóng hoặc thi công tại chỗ vào lòng nền đất đảm bảo cho công trình đạt đúng với yêu cầu.

Nên sử dụng móng cọc trong các trường hợp:
– Mực nước ngầm cao.
– Đất không đạt tới độ sâu, điều kiện đất kém.
– Tải trọng lớn và không thống nhất từ ​​cấu trúc thượng tầng được áp dụng.
– Nền đất có thay đổi do vị trí gần lòng sông hoặc bờ biển…
– Có kênh nước hoặc hệ thống thoát nước sâu gần công trình đang xây.

2. Móng bè

Móng bè được dùng chủ yếu ở nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù có nước hay không có nước hoặc dựa trên cấu tạo công trình và trải rộng phía dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực cho nền đất.

Cấu tạo của móng bè:
– Lớp bê tông sàn phải dày 10cm.
– Chiều cao bản móng tiêu chuẩn: 3200mm.
– Kích thước dầm móng tiêu chuẩn: 300×700(mm).
– Thép bản móng tiêu chuẩn: 2 lớp thép Φ12a200.
– Thép dầm móng tiêu chuẩn: thép dọc 6Φ(20-22), thép đai Φ8a150

Sử dụng móng bè khi:
– Công trình có tầng hầm để giữ xe, nhà kho
– Xây dựng công trình nhà cấp 4, nhà có 3 tầng thì thời gian thi công nhanh và chi phí thấp
– Kết hợp các kỹ thuật xây dựng khác để làm các công trình quy mô lớn như trung tâm thương mại, tòa nhà chung cư

3. Móng băng

Là việc đào móng ở xung quanh công trình hoặc đào song song với nhau, móng băng rất được sử dụng thường xuyên cho công trình xây nhà bởi nó có độ lún đều dễ thi công hơn loại móng đơn.

Cấu tạo của móng băng:
– Gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối, dầm móng.
– Lớp bê tông lót dày 100mm.
– Kích thước bản móng phổ thông: (900-1200)x350 (mm).
– Kích thước dầm móng phổ thông: 300x(500-700) (mm).
– Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.
– Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.

4. Móng đơn

Móng đơn: Là loại móng nằm riêng lẻ có hình vuông, chữ nhật ….tùy vào công trình có thể dùng móng cứng, mềm hoặc móng kết hợp. Và đặc biệt khi cải tạo sửa chữa nhà nhỏ vừa nên dùng móng đơn là tiết kiệm nhất.

Bài viết liên quan

Những yếu tố nào quyết định giá của gạch ốp lát

Th3

2024

22

Những yếu tố nào quyết định giá của gạch ốp lát

22/03/2024

Giá gạch ốp lát hiện đang được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm, bởi gạch ốp lát một trong những vật liệu rất quan trọng của ngành xây dựng, nó không chỉ góp phần vào việc tăng vẻ đẹp thẩm mỹ cho công trình mà còn giúp gia chủ thể hiện được đẳng cấp; gu thẩm mỹ […]

Đọc thêm
Mùa nồm tới, chọn loại gạch nào chống nồm, chống trơn trượt tốt?

Th3

2024

14

Mùa nồm tới, chọn loại gạch nào chống nồm, chống trơn trượt tốt?

14/03/2024

Thời tiết trời nồm khiến sàn nhà đọng nước, dễ gây té ngã, dẫn đến chấn thương đối với người già và trẻ em. Do đó, các loại gạch chống nồm có bề mặt nhám, sần hoặc phủ men với khả năng hút ẩm tốt là giải pháp chống nồm ẩm hiệu quả, được nhiều […]

Đọc thêm
Các lỗi thi công thường gặp khi thi công gạch thẻ gỗ

Th3

2024

06

Các lỗi thi công thường gặp khi thi công gạch thẻ gỗ

06/03/2024

Khi bắt đầu dự án thi công lát nền, nhiều chủ nhà và nhà thầu thường gặp phải nhiều khó khăn do các lỗi thi công phổ biến. Bài viết này Tây Hà sẽ điểm qua những lỗi thường gặp khi thi công gạch thẻ gỗ và cung cấp giải pháp để khắc phục, giúp […]

Đọc thêm
Tuổi nào hợp làm nhà trong năm 2024? Tuổi nào không hợp?

Th3

2024

02

Tuổi nào hợp làm nhà trong năm 2024? Tuổi nào không hợp?

02/03/2024

Việc chọn thời điểm phù hợp để xây dựng một ngôi nhà mới trong năm 2024 không chỉ đòi hỏi sự quan tâm đến kiến thức về xây dựng mà còn liên quan đến lĩnh vực của phong thủy. Trong bài viết này, hãy cùng Tây Hà tìm hiểu năm 2024 tuổi nào xây nhà […]

Đọc thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *